Loa toàn dải là gì? Kinh nghiệm chọn mua loa toàn dải?

loa toàn dải




Việc đầu tư loa và chơi âm thanh vốn đã không còn xa lạ tại Việt Nam. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về loa toàn dải – dòng loa đang rất được yêu thích trên thị trường.

Điểm danh các chủng loại loa

Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều chủng loại loa khác nhau. Mỗi loại loa này được thiết kế để nghe và thưởng thức những dòng nhạc chuyên biệt. Không phải loa đắt tiền thì nghe tất cả các dòng nhạc đều hay và ngược lại.

Để chọn được loa tương thích nhất với dòng nhạc mà mình thường nghe, bạn cần có kinh nghiệm và hiểu biết nhất định về đặc tính và đặc điểm cấu tạo của loa đó.

Trên thị trường hiện nay có vô vàn các loại loa khác nhau. Chỉ cần dựa vào cách phát âm thanh cũng đã chia thành rất nhiều chủng loại. Tuy nhiên không thể bỏ qua một số loại loa cơ bản như sau: loa 2 đường tiếng, loa 3 đường tiếng và loa toàn dải.

Phân biệt loa toàn dải với các loại loa khác

Trước khi tìm hiểu về loa toàn dải – dòng loa đa chức năng, phù hợp chơi nhiều loại nhạc khác nhau chúng ta cùng tìm hiểu về loại loa 2 đường tiếng và loa 3 đường tiếng.

Loa 2 đường tiếng có nghĩa là trong thùng loa sẽ có 2 loa con phân biệt. Mỗi loa con này chịu trách nhiệm truyền phát một đường tiếng riêng biệt để có thể phát ra âm thanh cao hoặc thấp (mỗi loa chỉ có thể phát được duy nhất âm cao hoặc âm thấp).

Loa 3 đường tiếng được coi như thế hệ sau của loa 2 đường tiếng. Các nhà sản xuất đã có những cải tạo và cải tiến thích hợp để đảm bảo chất lượng âm thanh ngày càng trở nên trung thực và sống động. Cụ thể: thay vì chỉ có 2 đường tiếng là cao và thấp như trước đây thì hiện nay với loại loa 3 đường tiếng bạn đã có thể phát cả những âm thanh: cao – trung – thấp bằng 3 chiếc loa con riêng biệt.

Với việc phân loại sâu và phát cả 3 loại âm thanh thì bản nhạc nghe qua loa 3 đường tiếng đã trở nên cực kì trong trẻo và sống động hơn so với khi bạn sử dụng loa 2 đường tiếng truyền thống.

Một điểm khác biệt đặc trưng giữa 2 loại loa này đó chính là công suất của loa 2 đường tiếng hầu như rất thấp, chỉ vài chục W. Chính vì thế mà khi phát âm thanh cũng không thể chơi được với âm lượng quá lớn. Ngược lại, loa 3 đường tiếng có những loại loa có công suất lên đến hàng nghìn W, đủ để bạn có thể thoải mái sử dụng ở những phạm vi lớn.

Có thể bạn quan tâm: Mua loa gì để nghe nhạc vàng hay?

Khái niệm loa toàn dải

Là một loại loa thế hệ mới, sau khi loa toàn dải ra đời đã và đang thay thế mạnh mẽ 2 dòng loa truyền thống là loa 2 đường tiếng và 3 đường tiếng. Chúng ta hãy cùng phân biệt và khám phá sản phẩm độc đáo này.

Củ loa toàn dải

Loa toàn dải là loại loa mà cả 3 đường tiếng cao – trung – thấp được chơi bằng 1 loa con duy nhất. Chiếc loa con này có tác dụng tích hợp và phát cả 3 đường tiếng trên thay vì tách chúng ra giống như ở loa 2 đường tiếng và 3 đường tiếng.

Như vậy chúng ta có thể thấy được rằng loại sản phẩm này chỉ có 1 thùng với 1 loa duy nhất, không sử dụng bộ thiết bị phân chia tần số (phân tần) như các loại loa thông thường.

Loa toàn dải ra đời đã giúp âm thanh ngày càng được phát với sự trung thực và sắc nét. Đồng thời cũng khiến cho kết cấu của bộ loa ngày càng gọn nhẹ và hoàn thiện.

Phân biệt loa toàn dải với các loại loa khác

Để phân biệt dòng loa này với các loại loa khác không khó. Ngoài việc lắng nghe âm thanh bạn hoàn toàn có thể phân biệt bằng mắt thường.

Dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt sản phẩm này đó chính là kí hiệu Fullrange được dập nổi ngay trên cổ loa. Có nghĩa là nếu khi bạn kiểm tra bên trong loa có kí hiệu này từ nhà sản xuất thì đây chính là sản phẩm chúng ta đang nhắc đến. Fullrange được biết đến đầy đủ với tên gọi Fullrange Drive. Chúng ta dùng nó để phân biệt với các dòng loa khác là Fullrange Loudspeaker (loa nhiều tần).

thiết kế loa toàn dải

Dấu hiệu nhận biết thứ 2 đó chính là trong mỗi thùng loa chỉ có 1 loa duy nhất chịu trách nhiệm phát âm thanh cao – thấp – trung không qua phân tần.

Ngoài ra trên thân loa còn có thể sở hữu một bộ phận giống như chiếc phễu nhỏ hoặc có hình tròn, hình nón úp với hướng ngược vào bên trong. Đây là điểm duy nhất để phân biệt với loa đồng trục (1 thùng cũng chỉ có 1 loa nhưng phần hình nón nằm rời ra so với mặt loa lớn).

Cấu tạo loa toàn dải

Về phần âm thanh, việc phân biệt loa toàn dải so với các loại loa khác cần nhiều công phu hơn. Việc này đòi hỏi người chơi loa phải có kinh nghiệm và trình độ nhất định mới có thể thực hiện được. Cụ thể:

Do không phân tần nên loa toàn dải có một đặc điểm là không thể chơi được những âm quá cao hoặc âm quá thấp. Nếu bạn sử dụng để nghe nhạc độc tấu, nhạc nhẹ có tiết tấu đều đặn sẽ không thể phát hiện ra điều này. Tuy nhiên nếu sử dụng để chơi một bản nhạc giao hưởng thì mức độ lên trầm xuống bổng của âm thanh sẽ khiến bạn nhanh chóng có thể nhận biết một cách dễ dàng.

Mặc dù khuyết điểm là không chơi được những âm quá cao hoặc quá thấp nhưng sản phẩm này có một ưu điểm nổi bật đó chính là có thể phô diễn giọng hát hoặc âm thanh chủ đạo một cách xuất sắc. Nguyên nhân là bởi nó không lệ thuộc vào chất lượng phân tần. Bạn có thể hình dung những bộ loa khác khi sử dụng phân tần thì chơi các bản nhạc theo kiểu 3 người cùng tấu ở 3 cường độ, âm vực khác nhau. 1 người cao, 1 người giọng thấp và 1 người giọng trung nhưng loa toàn dải thì không như vậy. Vì không phân tần nên bạn có thể tưởng tượng giống như là 1 người kiêm nhiệm cả 3 quãng âm vực. Chính vì thế mà giọng hát hoặc bản nhạc khi cất lên sẽ cực kì phối hợp và truyền cảm, âm hình vô cùng chính xác.

Kinh nghiệm chọn mua loa toàn dải

Với những ưu điểm tuyệt vời trên, nếu bạn đang có nhu cầu sắm loa để thưởng thức các dòng nhạc vàng, nhạc trữ tình, độc tấu các loại nhạc cụ như piano, guitar, violin… thì đây chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất.

Để lựa chọn được một bộ loa ưng ý nhất, bạn chắc chắn không thể bỏ qua những thông tin ngay sau đây:

Nên chọn các sản phẩm loa có màng loa mỏng, gân loa mềm để âm thanh được phát ra một cách trọn vẹn nhất. Thông thường loa toàn dải thường được đầu tư thêm nón phụ để có thể hoàn thiện tác vụ của âm treble cao hơn.

Để chọn được một bộ loa đúng chuẩn toàn dải, bạn nên để ý phần nam châm của loa. Đặc điểm của loại loa này đó chính là phần nam châm rất to,đồng thời với lực từ rất lớn. Nam châm và lực từ của sản phẩm này cao hơn rất nhiều so với những bộ loa khác loại.

Kinh nghiệm mua loa toàn dải

Đối với phần màng loa, ngoài chọn những sản phẩm có màng loa mỏng bạn nên cân nhắc chọn chất liệu của màng loa. Màng loa thông thường được cấu tạo từ sợi tổng hợp, kim loại (thường là nhôm) và giấy chuyên nghiệp. Màng loa làm từ giấy chuyên biệt sẽ giúp cho loa có trọng lượng nhẹ, độ rung hoàn hảo và độ căng tốt. Vì vậy khi mua các sản phẩm toàn dải nói riêng và các loại loa nói chung bạn nên cân nhắc lựa chọn loại chất liệu này.

Về kiểu dáng thùng loa cũng có quan hệ rất mật thiết đến khả năng chơi nhạc của loa. Thông thường các sản phẩm toàn dải sẽ có 3 kiểu thùng loa: thùng hở, thùng tái tạo tiếng trầm và thùng loa kèn sau.

Thùng hở có ưu điểm là thiết kế nhỏ gọn, giá thành rẻ nhưng lại không chơi được những âm thanh cực trầm. Thùng tái tạo tiếng cho khả năng phản hồi âm thanh cực tốt nhưng thiết kế phức tạp, giá thành cũng cực cao. Cuối cùng là loại thùng loa kèn sau. Vì phải thiết kế để chứa được hoàn toàn phần loa kèn nên loại thùng này có kích thước lớn và trọng lượng nặng hơn cả.

Chọn thùng loa loại nào có thể hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tài chính và yêu cầu của bạn đối với loa.

Mình đã hoàn thành bài chia sẻ về loa toàn dải. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết. Thường xuyên ghét thăm website loakeoxanh.com để cập nhật tin tức về các sản phẩm – thiết bị âm thanh mới nhất nhé

Call Now ButtonGọi tư vấn: 0988.560.999
Contact Me on Zalo