Amply là gì? Có những loại amply nào? Cách phối ghép ra sao?

amply

Amply là thiết bị quen thuộc và quan trọng trong dàn âm thanh. Thế nhưng ngoài chức năng nhiệm vụ còn rất nhiều kiến thức thú vụ về amply mà chắc hẳn khi nắm được sẽ giúp chúng ta chọn mua dễ dàng và sử dụng nó hiệu quả hơn.

Amply là gì?

Amply mà viết đầy đủ là Amplifier là một thiết bị quen thuộc nhưng vô cùng quan trọng trong dàn âm thanh. Nhiệm vụ chính của nó là khuếch đại tín hiệu điện. Khi một thiết bị điện được đưa vào amply nó sẽ khuếch đại lên và truyền ra thiết bị phát.

âm ly là gì

Không có amply thì loa hay tai nghe của bạn không thể phát tiếng được. Thực ra trong các thiết bị như loa, tai nghe, tivi, laptop chúng đều được tích hợp sẵn Amply bên trong nên mới hoạt động được.

Amply có chức năng gì?

Là thiết bị quan trọng, amply có rất nhiều chức năng khiến những người tiêu dùng thông thường như chúng ta bất ngờ:

  • Amply có chức năng khuếch đại tín hiệu. Như đã nói ở trên nhờ có nó mà các thiết bị khác có thể phát ra tiếng. Có nhiều người thắc mắc tại sao loa, tai nghe không cần amply vẫn hoạt đột động, thực ra chúng đã được tích hợp sẵn amply bên trong. Khi sử dụng amply bên ngoài trong hệ thống chúng ta phải chọn công suất amply phù hợp với công suất loa để loa phát ra tín hiệu chuẩn nhất.
  • Amply giúp đẩy công suất và lọc tiếng chuẩn hơn. Nhờ đó khi có amply sẽ giúp echo dày và mượt hơn ở các đầu ra tín hiệu
  • Amply có tác dụng đẩy công suất loa, chức năng này thường được ứng dụng trong các thiết bị âm thanh hội trường, sân khấu.  Nhiệm vụ của amply lúc này là đẩy công suất loa lớn hơn phù hợp yêu cầu của người dùng chứ không lọc tiếng.

khuếch đại âm thanh

Có bao nhiêu loại amply?

Amply hiện được phân loại dựa theo nhiều tiêu chí. Tuy nhiên, nếu dựa vào chức năng của nó người ta sẽ phân làm 5 loại phổ biến sau đây:

  • Amply tiền khuếch đại (Pre-amply) : giúp khuếch đại tín hiệu nhỏ từ nguồn phát như đầu đĩa… lên mức tín hiệu cao hơn và truyền vào amply công suất.
  • Amly khuếch đại công suất (Power Amply): Đây là amply trung gian giúp khuếch đại tín hiệu ở mức vừa từ Amply tiền khuếch đại nói trên lên mức tín hiệu lớn hơn và truyền ra loa phát.
  • Integrated Amply: Đây là dạng tích hợp, tức trong Amply này sẽ có cả khối tiền khuếch đại và khối khuyếch đại công suất chứ không tách biệt ra.
  • Dual mono Amply – amly độc lập song song: Đây cũng là một dạng Amply tích hợp gồm 2 kênh trái và phải nhưng nằm chung trong một vỏ máy. Hai kênh này có thiết kế hoàn toàn giống nhau nhưng lại độc lập với nhau. Nó giống như hai đường ray của đường tàu.
  • Monoblock Amply: Đây cũng là amply tích hợp gồm 2 kênh tuy nhiên nó khác với loại trên là 2 kênh sẽ là 2 máy nằm trong 2 vỏ máy tách biệt bởi thế nó khá cồng kềnh.

Cần lưu ý điều gì khi mua amply?

Khi mua amply chúng ta cần lưu ý tới những yếu tố sau đây:

Công suất là yếu tố quan trọng hàng đầu

Về yếu tố này chúng ta khi đi mua cần phân biệt được công suất thực và ảo của nó. Khách hàng thường thấy công suất được ghi trên sản phẩm, đó thực ra là công suất nhạc đỉnh đầu ra hay PMPO (Peak Music Power Output). Đây được coi là công suất ảo vì nó lớn hơn khoảng  20-50 lần so với công suất thật. Bởi thế một dàn amply ghi công suất 2000W PMPO thì công suất thật của nó khoảng 40-100 w mà thôi. Công suất thật là RMS (Root Mean Squared) được tính bằng điện áp trên tải loa nhân với dòng điện qua tải loa đó.

Amply đèn có công suất nhỏ nhưng chất lượng âm thanh cao

Ngoài ra người dùng cũng đừng nhầm tưởng công suất lớn là chất lượng âm thanh hay vì công suất chỉ là độ lớn mà thôi. Tuy nhiên quan niệm này lại đúng với amply bán dẫn vì nhiều hãng thường chú trọng nâng cao chất lượng với những amply công suất lớn. Nhưng với amply đèn lại không như vậy.

  • Việc chọn công suất amply phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không nhất thiết cứ phải là công suất lớn. Thông thường chúng ta cần căn cứ vào các yếu tố sau
  • Độ nhạy và trở kháng của loa: loa có độ nhạy cao cần amply có công suất nhỏ, loa có trở kháng thấp lại cần amply công suất lớn.
  • Kích cỡ và cách bố trí phòng: phòng lớn hoặc phòng chứa nhiều đồ đạc thường cần amply có công suất lớn hơn so với phòng bé và ít đồ đạc.
  • Khoảng cách từ loa cho đến nguời nghe: bạn ngồi càng xa loa thì càng cần công suất loa lớn hơn.
  • Cường độ âm thanh của loại nhạc bạn thường nghe.

Độ cân bằng khuếch đại và đáp tuyến tần số

Tốt nhất bạn nên đảm bảo amply đáp ứng khuếch đại tốt ở vùng âm thanh từ 10 Hz đến 75.000 Hz. Có như vậy thì amply mới có thể tăng giảm khuếch đại tần số ở vùng âm trầm và vùng âm cao để cân bằng giúp người nghe vừa tai. Tai người nhạy cảm nhất ở tần số âm thanh trung bình (800 Hz đến 3000 Hz).

đáp tuyến tần số amply

Còn đáp tuyến tần số của ampli phải phẳng trong đoạn 30Hz đến 20.000 Hz

Ngoài ra chúng ta cũng cần chú ý tới một số khác như:

  • Độ méo và nhiễu
  • Tổng trở vào và ra của amply

Lời khuyên nữa của chúng tôi là bạn nên chọn địa chỉ mua hàng uy tín. Tại đó bạn không chỉ mua được các sản phẩm chính hãng mà còn được tư vấn để chọn lựa phù hợp nhất với mức tiền và mục đích sử dụng sản phẩm.

Phối ghép amply như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất?

Có thiết bị tốt thôi chưa đủ, để tạo ra dàn âm thanh chất lượng bạn cần biết cách phối ghép chúng với nhau. Chúng tôi sẽ hướng dẫn phối ghép amply với loa. Tuy nhiên dưới đây chỉ là những kiến thức đơn giản còn đối với những dàn âm thanh chuyên nghiệp việc phối ghép này cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia. Sau đây là một số lưu ý:

Công suất amply

Điều đầu tiên cần nắm được đó là  công suất amply lý tưởng nhất là đạt mức gấp đôi so với loa hoặc ít nhất cũng là lớn hơn. Ngoài yếu tố trên trước khi phối ghép bạn cũng cần lưu ý một số yếu tố như:

  • Độ nhạy của loa: loa có độ nhạy cao cần amply có công suất nhỏ, loa có trở kháng thấp lại cần amply công suất lớn.
  • Thiết kế phòng nghe: tùy vào diện tích mà chọn công suất amply, ngoài ra cũng chú ý tới đồ đạc và cách bố trí phòng.
  • Dòng nhạc bạn nghe: nhạc nhẹ nhàng cần amply có công suất nhỏ, nhạc rock, dance.., cần công suất lớn hơn.

Trở kháng của amply

Bạn cần lưu ý cho dù tổng công suất loa có nhỏ hơn amply nhưng tổng trở kháng lại lớn hơn thì vẫn sẽ dẫn đến hư hỏng amply.

Các loại loa khi phối ghép

Nếu chọn amply chơi với loa sub cần chú ý đặc biệt tới đáp tuyến tần số và thông số kiểm soát âm trầm hay chính là yếu tố giảm xóc, chống rung. Cần lưu ý chọn amply đáp ứng tần số từ 20Hz trở lên. Thông số kiểm soát âm trầm phải đạt từ 400 trở lên để đảm bảo âm trầm  mạnh, đầm, không bị cụt… Chọn amply karaoke lại cần những tiêu chí khác. Những thông tin này chúng tôi sẽ phân tích chi tiết ở một bài viết khác

phối ghép amply

Lưu ý khi đấu nối

Cần cẩn thận khi đấu nối để đảm bảo an toàn đừng để hai đầu jack loa chạm vào nhau sẽ tạo nên hiện tượng ngắn mạch và làm hỏng amply. Bạn cũng nên lưu ý không nên để amply tải quá nhiều loa.

Trên đây là những kiến thức tổng quan về amply và cách chọn mua cũng như phối ghép chúng. Hi vọng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết tới cho người dùng. Nếu cần được tư vấn cụ thể bạn vui lòng liên hệ để các chuyên viên hướng dẫn.

Call Now ButtonGọi tư vấn: 0988.560.999
Contact Me on Zalo